Toàn trình  Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (cấp tỉnh)

Ký hiệu thủ tục: 1.011475.000.00.00.H41
Lượt xem: 1332
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Thú y (NN)
Cách thức thực hiện

-Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An;

- Nộp qua dịch vụ trực tuyến toàn trình hoặc một phần tại địa chỉ:http://dichvucong.nghean.gov.vn

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

- Trường hợp không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ không kể thời gian cơ sở thực hiện khắc phục;

 

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
Phí

- Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có):

* Động vật trên cạn:

- Tư vấn xét nghiệm: 45.500 - 50.000/lần;

- Lấy mẫu:

+ Lấy mẫu máu trâu bò: 28.000 - 30.800/mẫu;

+ Lấy mẫu máu tiểu gia súc (lợn, chó, mèo, thỏ): 17.000 - 18.700/mẫu;

+ Lấy mẫu máu gia cầm: 4.300 - 4.700/mẫu;

+ Lấy mẫu khác (swab, phân): 7.300 - 8.000/mẫu

- Chẩn đoán bệnh lý học:

+ Mổ khám đại gia súc (thực địa): 208.000 - 228.000/mẫu;

+ Mổ khám một số bệnh truyền lây nguy hiểm (dại,): 171.000 - 188.000/mẫu;

+ Mổ khám tiểu gia súc (lợn, chó, mèo, thỏ,.): 45.000 - 49.500/mẫu

+ Mổ khám gia cầm: 26.000 - 28.600/mẫu;

+ Xét nghiệm vi thể bằng phương pháp Parafin: 245.000 - 270.000/mẫu.

- Xét nghiệm:

+ Xét nghiệm vi rút:

-> Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với 01 trong số những vi rút RNA gây bệnh sau:

Gia cầm: Newcastle (gà); Gumbro (gà); Viêm phế quản (gà); Cúm gia cầm (1 subtype (gene), vd: H5 hoặc N1 hoặc N6)

Lợn (Heo): Dịch tả lợn; lở mồm long móng; PRRS (dòng Bắc Mỹ/Trung Quốc hoặc Châu Âu); PED; TGE.

Trâu bò: Lở mồm long móng.

Khác: Xuất huyết thỏ; Dại và các bệnh do vi rút RNA khác trên động vật.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 555.000 - 610.500/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh (Mẫu đã chiết tách RNA): 229.000 - 252.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phát hiện và định type bằng kỹ thuật RT-PCR đối với 01 trong số những vi rút RNA gây bệnh sau:

Gia cầm: xác định subtype cúm gia cầm (1 subtype (gene), vd: H5 hoặc N1 hoặc N6)

Lợn (heo): định type vi rút lở mồm long móng (1 serotype O, A hoặc Asia)

Trâu bò: định type vi rút lở mồm long móng (1 serotype O, A hoặc Asia)

Khác: Phát hiện vi rút RNA khác gây bệnh trên động vật.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 877.000 - 965.000/mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện và định type bằng kỹ thuật RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh.

(Mẫu đã chiết tách RNA): 212.000 - 233.000/mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện bằng kỹ thuật Real time PCR đối với 01 trong số những vi rút DNA gây bệnh sau:

Gia cầm: Dịch tả vịt, Marek

Lợn: dịch tả lợn Châu phi, PCV-2, giả dại trên lợn

Khác: Đậu dê, u nhầy ở thỏ và các bệnh do vi rút DNA khác trên động vật.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 495.000 - 544.500/ Mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện bằng kỹ thuật Real time PCR đối với 01 vi rút DNA gây bệnh.

(Mẫu đã chiết tách DNA): 208.000 - 229.000/mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện bằng kỹ thuật PCR đối với 01 vi rút DNA gây bệnh trên động vật.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 486.000 - 534.500/ Mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện bằng kỹ thuật PCR đối với 01 vi rút DNA gây bệnh trên động vật.

(Mẫu đã chiết tách DNA)

187.000 - 206.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Giải trình tự gien cho 24 mẫu (8 đoạn gen/mẫu): 4.767.000 - 5.244.000/mẫu.

-> Giải trình tự gien cho 12 mẫu (8 đoạn gen/mẫu): 8.423.000 - 9.266.000/mẫu.

-> Giải trình tự gien cho 24 mẫu (1 đoạn gen/mẫu): 2.959.000 - 3.254.000/mẫu.

-> Giải trình tự gien cho 12 mẫu (1 đoạn gen/mẫu): 4.275.000 - 4.702.000/mẫu.

-> Định tính kháng thể PRRS (1 chủng) bằng phương pháp IPMA: 75.000 - 82.500/mẫu.

-> Định lượng kháng thể PRRS (1 chủng) bằng phương pháp IPMA: 203.000 - 223.000/mẫu.

-> Định tính kháng thể dịch tả lợn bằng phương pháp NPLA: 89.000 - 98.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể dịch tả lợn bằng phương pháp NPLA: 186.000 - 205.000/mẫu.

-> Phân lập trên phôi trứng đối với 01 vi rút gây bệnh trên gia cầm, thủy cầm như cúm, Newcastle, dịch tả vịt, viêm gan vịt và các bệnh khác.

(Chưa tính giá xác chn lại bằng phương pháp PCR, Realtime PCR, HA hoặc HI,.): 293.000 - 323.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phân lập trên tế bào đối với 01 vi rút như cúm, Newcastle, dịch tả vịt, PRRS, lở mồm long móng, dịch tả lợn và các bệnh khác (Chưa tính giá xác chẩn lại bằng phương pháp PCR, Realtime PCR, HA hoặc HI,.): 385.000 - 424.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Xác định serotype vi rút lở mồm long móng bằng kỹ thuật AgELISA: 549.000 - 604.000/mẫu

-> Định tính kháng thể dịch tả vịt bằng phương pháp trung hòa trên tế bào: 142.000 - 156.000/mẫu

-> Định lượng kháng thể dịch tả vịt bằng phương pháp trung hòa trên tế bào: 178.000 - 196.000/mẫu.

-> Phát hiện bằng phương pháp ELISA đối với kháng thể kháng 01 trong số những vi rút gây bệnh dịch tả lợn, PRRS, PCV, PED, TGE, giả dại và các bệnh khác: 152.000 - 167.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Định lượng kháng thể cúm gia cầm bằng phương pháp HI: 86.000 - 95.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể Newcastle bằng phương pháp HI: 46.000 - 50.600/mẫu.

-> Định tính kháng thể Gumboro bằng phương pháp AGP: 37.000 - 40.700/mẫu.

-> Định lượng kháng thể Gumboro bằng phương pháp AGP: 43.000 - 47.300/mẫu.

-> Định lượng kháng thể LMLM bằng phương pháp trung hòa trên tế bào (1 serotype O hoặc A hoặc Asia1): 191.000 - 210.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể LMLM bằng phương pháp trung hòa trên tế bào (2 serotype trong số 3 serotype O, A và Asia1): 313.000 - 344.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể LMLM bằng phương pháp trung hòa trên tế bào (3 serotype O, A và Asia1): 433.000 - 476.000/mẫu.

-> Định tính kháng thể LMLM bằng phương pháp LP ELISA (1 serotype O hoặc A hoặc Asia1): 153.000 - 168.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể LMLM bằng phương pháp LP ELISA (1 serotype O hoặc A hoặc Asia1): 252.000 - 277.000/mẫu.

-> Phát hiện bằng phương pháp ELISA 3ABC đối với kháng thể kháng vi rút gây bệnh lở mồm long móng: 191.000 - 210.000/mẫu.

-> Phát hiện bằng phương pháp ELISA đối với kháng thể kháng một trong số những vi rút gây bệnh như Gumboro (gà), viêm phế quản (gà), viêm thanh khí quản (gà), Avialeukosis và các bệnh khác: 108.000 - 119.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phát hiện bằng phương pháp ELISA đối với kháng thể kháng một vi rút gây bệnh khác: 108.000 - 119.000/mẫu/chỉ tiêu

-> Phát hiện vi rút dại bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp (FAT) hoặc IPX: 265.000 - 292.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng nguyên vi rút dịch tả lợn bằng phương pháp ELISA: 153.000 - 168.000/mẫu.

+ Xét nghiệm vi trùng:

-> Định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí: 168.000 - 184.000/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa vi khuẩn Salmonella spp: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa vi khuẩn Pasteurella multocida: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa vi khuẩn E.coli: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa vi khuẩn Staphylococcus. Spp: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa vi khuẩn Streptococcus. Spp: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định sinh hóa nấm phổi Aspergillus trên gia cầm: 280.000 - 308.500/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ và thương hàn bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, định typs vi khuẩn gây bệnh Tụ huyết trùng ở trâu bò bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh Đóng dấu bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700

-> Phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh Nhiệt thán bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Heamophilus paragallinarum trên gà bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn E.coli gây phù đầu trên lợn bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy trên lợn bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Staphylococcus aureus bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Streptococcus suis bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Heamophilus parasuis gây bệnh ở lợn bằng phương pháp PCR: 397.000 - 436.700/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Clostridium perfringens bằng phương pháp PCR: 666.000 - 733.000/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Clostridium chauvoei bằng phương pháp PCR: 666.000 - 733.000/mẫu.

-> Phân lập, giám định vi khuẩn Clostridium spp. bằng phương pháp PCR: 666.000 - 733.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Mycoplasma hyopneumoniae bằng phương pháp ELISA: 104.000 - 114.400/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Mycoplasma galliseptium bằng phương pháp ELISA: 104.000 - 114.400/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Actinobaccilus Pleuro Pneumonia bằng phương pháp ELISA: 192.000 - 211.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Heamophilus parasuis bằng phương pháp ELISA: 104.000 - 114.400/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể lao bò bằng phương pháp ELISA: 281.000 - 309.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Mycoplasma gallisepticum ở gia cầm bằng phương pháp ngưng kết: 37.000 - 40.700/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Salmonella pullorum ở gia cầm bằng phương pháp ngưng kết: 37.000 - 40.700/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể kháng các vi khuẩn khác bằng phương pháp ngưng kết nhanh: 37.000 - 40.700/mẫu.

-> Phản ứng dò lao (Tuberculine) nội bì/gộp 5 mẫu: 321.000 - 353.000/mẫu.

-> Kháng sinh đồ đối với 01 vi khuẩn hiếu khí (7 loại kháng sinh): 122.000 - 134.000/mẫu.

-> Kháng sinh đồ đối với 01 vi khuẩn yếm khí (7 loại kháng sinh): 151.000 - 166.000/mẫu.

-> Định lượng kháng thể tụ huyết trùng trâu bò bằng phương pháp IHA: 164.000 - 180.000/mẫu.

-> Phát hiện vi khuẩn Actinobaccilus Pleuro Pneumonia bằng phương pháp Realtime-PCR: 512.000 - 563.000/mẫu

-> Phát hiện vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae bằng phương pháp Realtime-PCR: 512.000 - 563.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Sảy thai truyền nhiễm bằng phương pháp Elisa: 120.000 - 132.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Sảy thai truyền nhiễm bằng phương pháp Rose Bengal: 76.000 - 83.600/mẫu.

-> Phân lập vi khuẩn Brucella bằng phương pháp nuôi cấy: 269.000 - 296.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Leptospira bằng phương pháp MAT: 94.000 - 103.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng nguyên Leptospira bằng phương pháp nuôi cấy: 288.000 - 317.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng nguyên Leptospira hoặc Brucella bằng phương pháp PCR: 555.000 - 610.000/mẫu.

-> Phân lập, định danh vi khuẩn bằng máy tự động: 396.000 - 436.000/mẫu.

+ Xét nghiệm ký sinh trùng:

-> Phát hiện 01 loại ký sinh trùng đường máu (Babesia spp.; Anaplasma spp.; Theileria spp.; Trypansoma spp.) bằng phương pháp PCR: 556.000 - 612.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phát hiện kháng thể kháng 01 trong số những ký sinh trùng như: Babesia bigemina; Anaplasma marginale; Theileria parva bằng phương pháp ELISA: 214.000 - 236.000/mẫu/chỉ tiêu.

-> Phát hiện 01 ký sinh trùng đường máu bằng phương pháp nhuộm Giemsa: 72.000 - 79.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Tiên mao trùng bằng phương pháp CATT: 150.000 - 165.000/mẫu.

-> Phát hiện Trichomonas foetus bằng phương pháp nuôi cấy: 413.000 - 455.000/mẫu.

-> Phát hiện ấu trùng giun xoắn bằng phương pháp tiêu cơ: 156.000 - 172.000/mẫu

-> Phát hiện Tiên mao trùng bằng kỹ thuật tiêm truyền trên chuột nhắt trắng: 78.000 - 86.000/mẫu.

-> Phát hiện ký sinh trùng đường tiêu hóa bằng phương pháp lắng cặn-phù nổi: 59.000 - 65.000/mẫu.

-> Phát hiện trứng sán bằng phương pháp lắng cặn: 32.000 - 35.000/mẫu.

-> Phát hiện trứng giun tròn, noãn nang cầu trùng, bằng phương pháp phù nổi: 33.000 - 37.000/mẫu.

-> Định lượng trứng giun tròn, noãn nang cầu trùng, bào tử bằng phương pháp Mc Master: 41.000 - 45.000/mẫu.

-> Phát hiện ngoại ký sinh trùng: 29.000 - 32.000/mẫu.

-> Phát hiện kháng thể Tiên mao trùng bằng phương pháp ngưng kết: 91.000 - 100.000/mẫu.

* Thủy sản:

- Phát hiện bằng phương pháp Realtime PCR đối với 01 vi rút DNA hoặc 01 vi khuẩn hoặc 01 ký sinh trùng gây bệnh sau:

- Vi rút gây bệnh: WSSV, KHV và các vi rút khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

- Vi khuẩn gây bệnh: AHPND, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá da trơn và các vi khuẩn khác gây bệnh trên động vật thủy sản

- Ký sinh trùng gây bệnh: bệnh do ký sinh trùng perkinsus và các ký sinh trùng khác gây bệnh trên động vật thủy sản

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc)

514.000 - 566.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện 01 vi rút DNA hoặc 01 vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Realtime PCR (Mẫu đã chiết tách DNA): 233.000 - 256.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp PCR đối với 01 vi rút DNA hoặc 01 vi khuẩn hoặc 01 nấm hoặc 01 ký sinh trùng gây bệnh sau:

+ Vi rút gây bệnh: MBV, WSSV, IHHNV, HPV và các vi rút khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

+Vi khuẩn gây bệnh: Sữa trên tôm hùm, AHPND, vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây bệnh trên cá, vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá da trơn và các vi khuẩn khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

+Ký sinh trùng, nấm gây bệnh: EUS, bệnh vi bào tử trên tôm, bệnh do ký sinh trùng perkinsus và các ký sinh trùng khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc):

473.000 - 520.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp PCR đối với 01 vi rút DNA hoặc 01 vi khuẩn hoặc 01 nấm hoặc 01 ký sinh trùng gây bệnh.

(Mẫu đã chiết tách DNA): 233.000 - 256.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp Realtime RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh sau: Vi rút gây bệnh: YHV, TSV, VNN, SVCV và các vi rút khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 439.000 - 483.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp Realtime RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh. (Mẫu đã chiết tách RNA): 201.000 - 221.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh sau: Vi rút gây bệnh: YHV, TSV, VNN, IMNV và các vi rút khác gây bệnh trên động vật thủy sản. (Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 589.000 - 648.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bằng phương pháp RT-PCR đối với 01 vi rút RNA gây bệnh. (Mẫu đã chiết tách RNA): 286.000 - 314.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Xét nghiệm vi thể bằng phương pháp parafin: 244.000 - 268.000/mẫu.

- Kháng sinh đồ đối với vi khuẩn (7 loại kháng sinh): 118.000 - 130.000/mẫu.

- Định lượng vi khuẩn tổng số: 188.000 - 207.000/mẫu.

-  Định lượng Vibrio tổng số: 188.000 - 207.000/mẫu.

-  Phân lập và giám định loài vi khuẩn Staphylococcus spp: 372.000 - 410.000/mẫu.

-  Phân lập và giám định loài vi khuẩn Streptococus spp: 372.000 - 410.000/mẫu.

- Phân lập và giám định loài vi khuẩn Pseudomonas spp: 372.000 - 410.000/mẫu.

- Phân lập và giám định loài vi khuẩn Aeromonas spp: 372.000 - 410.000/mẫu.

- Phân lập và giám định loài vi khuẩn Ewardsiella spp: 372.000 - 410.000/mẫu

- Phân lập và giám định loài vi khuẩn (1 chủng): 372.000 - 410.000/mẫu

- Phân lập và giám định vi khuẩn Staphylococcus spp: 275.000 - 303.000/mẫu.

- Phân lập và giám định vi khuẩn Streptococus spp: 275.000 - 303.000/mẫu.

- Phân lập và giám định vi khuẩn Pseudomonas spp: 275.000 - 303.000/mẫu.

- Phân lập và giám định vi khuẩn Aeromonas spp: 275.000 - 303.000/mẫu.

- Phân lập và giám định vi khuẩn Ewardsiella spp: 275.000 - 303.000/mẫu.

- Phân lập và giám định vi khuẩn (1 chủng): 275.000 - 303.000/mẫu.

Phát hiện ký sinh trùng bằng phương pháp soi tươi: 36.500 - 40.000/mẫu.

- Phân lập trên tế bào đối với các vi rút như: VNN, SVCV, KHV và các vi rút khác gây bệnh trên động vật thủy sản.

(Mẫu xét nghiệm là mẫu nguyên gốc): 236.000 - 259.000/mẫu/chỉ tiêu.

- Phát hiện bào tử ký sinh trùng bằng kỹ thuật nuôi cấy (RFTM): 119.000 - 131.000/mẫu/chỉ tiêu.

(Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 

Bước 1: Gửi hồ sơ Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện. Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở. Bước 4: Đánh giá tại cơ sở

- Đánh giá trực tiếp tại cơ sở:

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;

+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở;

+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;

+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;

+ Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.

- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:

+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình);

+ Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;

+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật. Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Trường hợp cơ sở không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

 

1. Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

2. Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

3. Báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp cơ sở phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định)

 

File mẫu:

  • Đơn đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Tải về In ấn
  • Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật Tải về In ấn

- Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;

- Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;

- Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh; - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:

+ Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:

++ Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;

++ Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

++ Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

+ Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản trên: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật - Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.