Còn lại  Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (cấp huyện)

Ký hiệu thủ tục: 2.002190.000.00.00.H41
Lượt xem: 515
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Điều 33 của Luật TNBTCNN năm 2017 ở cấp huyện

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Bồi thường nhà nước (TP)
Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính đến cơ quan giải quyết bồi thường.

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

34 ngày, đối với trường hợp phức tạp tối đa là 54 ngày. Trường hợp 2 bên thỏa thuận thì thời hạn kéo dài thêm tối đa 25 ngày

 

Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện
Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;

- Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ; - Thụ lý hồ sơ; - Cử người giải quyết bồi thường; - Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại; - Xác minh thiệt hại; - Thương lượng việc bồi thường; - Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).- Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).

a. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi bao gồm:

- Văn bản yêu cầu bồi thường;

- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;

- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

b. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:

- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;

- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;

- Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.

 

File mẫu:

Thủ tục hành chính được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

 - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017;

 - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017;

 - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

In phiếu hướng dẫn Đặt câu hỏi Quay lại