Một phần  Công nhận làng nghề truyền thống

Ký hiệu thủ tục: 1.003727.000.00.00.H41
Lượt xem: 567
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT

- Cơ quan phân cấp thực hiện: Chi cục PTNT

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (NN)
Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


- Bằng công nhận;

- Quyết định hành chính

Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn

 

- Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố  lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận gửi về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An

- Bước 2: Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 04 ngày: Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Thành lập hội đồng xét duyệt

+ Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập hội đồng xét duyệt  trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Bước 4: Đánh giá

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Hội đồngxét duyệt khảo sát hiện trường, đánh giá, lập biên bản kết quả đánh giávà có báo cáo kết quả

- Bước 5: Ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản đánh giá của Hội đồng xét duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  hoàn thiện hồ sơ gửi UBND tỉnh xem xétra quyết định và cấp bằngcông nhận làng nghề truyền thống.

- Bước 6: Tổ chức, cá nhân mang giấy hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT để nhận kết quả vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu.

 

-  Tờ trình của UBND cấp huyện

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.

- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định

 

File mẫu:

- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):

+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):

+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;