Một phần  Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Ký hiệu thủ tục: 1.002338.000.00.00.H41
Lượt xem: 4210
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tỉnh Nghệ An

Địa chỉ cơ quan giải quyết

Nộp hồ sơ trực tiếp đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An hoặc cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An Quyết định ủy quyền.

Lĩnh vực Thú y (NN)
Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An hoặc cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An Quyết định ủy quyền.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 04 Ngày làm việc

    (1) Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

  • a) Đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch.

  • b) Đối với động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT): Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch.

  • (2) Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  • a) Đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch.

  • b) Đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh


  • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh


  • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh


  • Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh


Phí

- Phí kiểm tra lâm sàng động vật: + Trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, đà điểu: 50.000 đồng/xe ô tô/xe chuyên dụng; + Lợn: 60.000 đồng/xe ô tô/xe chuyên dụng; + Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng và động vật khác có khối lượng tương đương: 300.000 đồng/xe ô tô/xe chuyên dụng; + Gia cầm: 17.500 đồng/ xe ô tô/xe chuyên dụng; + Chó, mèo, khỉ, vượn, cáo, nhím, chồn, trăn, cá sấu, kỳ đà, rắn, tắc kè, thằn lằn, rùa, kỳ nhông, thỏ, chuột nuôi thí nghiệm, ong nuôi và động vật khác có khối lượng tương đương theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, ngày 30/6/2016 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch: 100.000 đồng/xe ô tô/xe chuyên dụng; - Giám sát cách ly kiểm dịch: + Đối với động vật giống (bao gồm cả thủy sản): 800.000 đồng/ Lô hàng + Đối với động vật thương phẩm (bao gồm cả thủy sản): 500.000 đồng/ Lô hàng - Kiểm dịch sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật (chưa bao gồm chi phí xét nghiệm) + Kiểm dịch sản phẩm động vật đông lạnh: 200.000 đồng/Lô hàng;

+Kiểm dịch thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối,ướp lạnh, đóng hộp; Lạp xường, pa tê, xúc xích, dăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến; Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa; Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trứng; Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật; Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật; Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản; Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật; da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối; Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác; Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác; Răng sừng, móng, ngà, xương của động vật; Tổ yến, sản phẩm từ yến; Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong; Kén tằm: 100.000 đồng/Lô hàng.

Lệ phí

Không.

Căn cứ pháp lý
  • Luật Thú y Số: Luật 79/2015/QH13

  • Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y Số: 285/2016/TT-BTC

  • Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật Số: 283/2016/TT-BTC

  • Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn Số: 25/2016/TT-BNNPTNT

  • Sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn Số: 35/2018/TT-BNNPTNT

  • Thông tư 101/2020/TT-BTC Số: 101/2020/TT-BTC

  • Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn Số: 09/2022/TT-BNNPTNT

  • Thông tư 44/2023/TT-BTC Số: 44/2023/TT-BTC

  • 04/2024/TT-BNNPTNT Số: 04/2024/TT-BNNPTNT

Bước 1:

  • Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa).

Bước 2

  • * Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

  • + Kiểm tra lâm sàng;

  • + Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

  • + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

  • + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

  • + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

  • + Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

  • + Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

  • - Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

  • + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật; + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

  • * Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  • - Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

  • + Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;

  • + Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

  • + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

  • + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

  • + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

  • + Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;

  • + Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

  • - Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

  • + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

  • + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

  • + Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

Thành phần hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT). Mẫu 1.docx Bản chính: 1
Bản sao: 0

File mẫu:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh Tải về In ấn

Không