Toàn trình  Thủ tục Hỗ trợ chi phí mua sắm, máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm OCOP; xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị bảo quản, trang trí điểm cho đơn vị thực hiện việc giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP; thiết kế, mua bao bì thương phẩm, mua nhãn hàng hóa

Ký hiệu thủ tục: 1.011329
Lượt xem: 1040
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan phê duyệt: UBND cấp huyện

- Cơ quan tham mưu: Phòng Nông nghiệp/Kinh tế, tài chính cấp huyện

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (NN)
Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Qua bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện;

- Trực tuyến mức độ 4 tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

 

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh Quy định một số Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025.

 

Bước 1: Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh gửi đề xuất nhu cầu hỗ trợ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện (UBND cấp huyện) trước ngày 20 tháng 3 hàng năm.

Bước 2: Trong thời gian 02 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của UBND cấp huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải hoàn tất việc thực hiện các hồ sơ thủ tục theo yêu cầu nộp về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

        - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì công chức làm việc tại quầy tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định; nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và giao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; sau đó chuyển hồ sơ tới Phòng Nông nghiệp/Kinh tế cấp huyện.

        - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, đúng quy định hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung; trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đồng thời gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới phòng Nông nghiệp/Kinh tế cấp huyện.

Bước 3: Trong vòng 10 ngày làm việc phòng Nông nghiệp/Kinh tế cấp huyện xem xét hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định chuyển phòng Tài chính cấp huyện có trách nhiệm thanh toán chính sách cho đối tượng thụ hưởng; nếu trường hợp hồ sơ không đảm bảo quy định trong vòng 03 ngày làm việc phòng Nông nghiệp/Kinh tế phải thông báo để các cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, hoàn thiện.

 

+ Đơn đề nghị hỗ trợ của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh theo Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ (quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An).

  + Hợp đồng và biên bản bàn giao, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp cung ứng, các hóa đơn, chứng từ liên quan, trong đó nêu rõ loại máy, chủng loại, công suất, các phụ kiện kèm theo máy; Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng; Kết quả nghiệm thu thực hiện chính sách theo Mẫu biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện chính sách (quy định tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An); Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho).

  + Đối với chi phí xây dựng, sửa chữa điểm giới thiệu và bán sản phẩm ngoài những hồ sơ nêu trên phải có Quyết định phê duyệt báo cáo hồ sơ thiết kế, kỹ thuật và dự toán của UBND cấp huyện.

 

File mẫu:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Tải về In ấn

- Máy móc, thiết bị phải mới 100% và phải có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoặc phương án đầu tư sản xuất do cơ sở sản xuất kinh doanh lập

- Trang thiết bị bảo quản, trang trí phải mới 100% và có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoặc phương án đầu tư sản xuất do cơ sở sản xuất kinh doanh lập; có cam kết dành ít nhất 70% diện tích để trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trong thời gian tối thiểu 5 năm liên tục và đáp ứng các tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của Bộ Công Thương.

- Phải đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa