Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | UBND cấp huyện |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NN) |
Cách thức thực hiện |
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, Ủy ban nhân dân cấp huyện - Nộp qua dịch vụ trực tuyến toàn trình hoặc một phần tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí |
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm : 700.000đồng/lần (Quy định tại Điều 5 kèm theo Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018)
|
Lệ phí | Không |
Căn cứ pháp lý |
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010; - Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; - Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định việc thẩm định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; - Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 286/2016/TT-BTC; - Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 28/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về phân công thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 2:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì công chức, viên chức làm việc tại quầy tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định; nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và giao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; sau đó chuyển hồ sơ tới Phòng Nông nghiệp/Kinh tế cấp huyện.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện xem xét tính đầy đủ, đúng quy định hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung; trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đồng thời gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới phòng Nông nghiệp/Kinh tế cấp huyện.
Bước 3: Thẩm định: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 05 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 13 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại).
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện ATTP (theo Phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018); Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.
File mẫu:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều: 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 44, 54, 55 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.