Toàn trình  Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Ký hiệu thủ tục: 1.011634
Lượt xem: 1708
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An;

- Cơ quan phân cấp tham mưu: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (NN)
Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Quầy tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An (số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);

- Qua hệ thống bưu chính về Quầy tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An (số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);

- Trực tuyến tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuấ liên kết theo chuỗi giá trị.



 


Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

 

Bước 1:

Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai để xây dựng dự án, kế hoạch liên kết và lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nộp 01 bộ hồ sơ về Quầy tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An (số 16, đường Trường Thi, Thành phố Vinh) vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 2:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp: Công chức làm việc tại Quầy tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An kiểm tra, hướng dẫn thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định; nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức; số hóa hồ sơ, quét (scan) chuyển hồ sơ trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và chuyển hồ sơ giấy tới Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức làm việc tại Quầy tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An xem xét tính đầy đủ, đúng quy định hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung; trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì gửi ngay Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu; số hóa hồ sơ, quét (scan) chuyển hồ sơ trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và chuyển hồ sơ giấy (đối với hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính) tới Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An.

Bước 3:

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ theo đúng quy định, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định và cơ quan, đơn vị, bộ phận giúp việc cho Hội đồng để xem xét, thẩm định dự án, kế hoạch liên kết; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT khi được ủy quyền; Thành viên Hội đồng là đại diện các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết); lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết.

- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ và Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.

Nội dung quyết định phê duyệt dự án, phương án sản xuất thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Trường hợp dự án/ kế hoạch liên kết không đủ điều kiện theo quy định thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị của chủ trì liên kết (theo Mẫu 1.1, phụ lục I, Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An);

+ Dự án/kế hoạch liên kết (theo Mẫu 1.2, phụ lục I, Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An);

+ Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau (theo Mẫu 1.3, phụ lục I, Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An);

+ Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu 1.4, phụ lục I, Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An);

+ Bản sao chụp hợp đồng liên kết.

 

File mẫu:

  • Đơn đề nghị của chủ trì liên kết Tải về In ấn
  • Dự án/kế hoạch liên kết Tải về In ấn
  • Chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường Tải về In ấn
  • Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết Tải về In ấn

Đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể:

- Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.

- Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 (các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo) và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.