Toàn trình  Thủ tục cấp bản sao và chứng thực tài liệu lưu trữ (Cấp tỉnh)

Ký hiệu thủ tục: 1.010195.000.00.00.H41
Lượt xem: 1269
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Chi cục Văn thư Lưu trữ

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Văn thư và Lưu trữ nhà nước (NV)
Cách thức thực hiện

- Trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện tới tại Chi cục Văn thư Lưu trữ, Số 30 Đường Trần Quang Diệu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Hoặc nộp hồ sơ qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (mức độ 4) tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

- Đối với tài liệu sử dụng rộng rãi chậm nhất là 06 giờ làm việc.

- Đối với tài liệu được sử dụng hạn chế sử dụng, tài liệu đặc biệt quý, hiếm: 27 giờ làm việc.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
Phí

1. Mức phí:

a) Phô tô tài liệu giấy (đã bao gồm vật tư):

+ Phô tô đen trắng: 3.000 đồng/trang A4

+ Phô tô màu: 20.000 đồng/trang A4

- In từ phim, ảnh gốc (đã bao gồm vật tư):

+ In ảnh đen trắng từ phim gốc: Cỡ từ 15x21 cm trở xuống: 40.000 đồng/tấm; Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm: 60.000 đồng/tấm; Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm: 150.000 đồng/tấm.

+ Chụp, in ảnh đen trắng từ ảnh gốc: Cỡ từ 15x21 cm trở xuống: 60.000 đồng/tấm; Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm: 80.000 đồng/tấm; Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm: 170.000 đồng/tấm.

c) In sao tài liệu ghi âm (không kể vật tư): 30.000 đồng/phút nghe.

d) In sao phim điện ảnh (không kể vật tư): 60.000 đồng/phút chiếu.

đ) Tài liệu đã số hóa (toàn văn tài liệu - thông tin cấp 1):

+ Tài liệu giấy: In đen trắng (đã bao gồm vật tư): 2.000 đồng/ trang A4; In màu (đã bao gồm vật     tư):

15.000 đồng/trang A4; Bản sao dạng điện tử (không bao gồm vật tư): 1.000 đồng/trang ảnh.

+ Tài liệu phim, ảnh: In ra giấy ảnh (đã bao gồm vật tư): Cỡ từ 15x21 cm trở xuống: 30.000 dồng/tấm; Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm: 40.000 đồng/tấm; Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm: 130.000 đồng/tấm. Bản sao dạng điện tử (không bao gồm vật tư): 30.000 đồng/tấm ảnh.

+ Sao tài liệu ghi âm dạng điện tử (không bao gồm vật tư): 27.000 đồng/phút nghe;

+ Sao tài liệu phim diện ảnh dạng điện tử (không kể vật tư): 54.000 đồng/phút chiếu.

2. Đối tượng không thu phí:

a) Các cá nhân, gia đình, dòng họ sử dụng tài liệu lưu trữ do chính mình đã tặng, cho, ký gửi vào lưu trữ lịch sử;

b) Thân nhân (cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi) liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, người thờ cúng liệt sỹ (không phải thân nhân liệt sỹ) sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc giải quyết chế độ chính sách của chính mình;

c) Người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc người bị mắc bệnh nghề nghiệp hành tháng sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc giải quyết chế độ chính sách cho chính mình theo quy định của Nhà nước.

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;

- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số diều của Luật Lưu trữ;

- Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử;

- Thông tư số 275/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ.

Thủ tục cấp bản sao

Bước 1: Độc giả có nhu cầu cấp bản sao tài liệu phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu sao tài liệu; Bước 2: Sau khi độc giả điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu sao tài liệu, viên chức Phòng đọc sẽ trình hồ sơ cho người đứng đầu Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh phê duyệt; Bước 3: Viên chức Phòng đọc ghi vào Sổ đăng ký phiếu yêu cầu sao tài liệu và tiến hành thực hiện sao tài liệu, sau đó trả bản sao tài liệu cho độc giả tại Phòng đọc.

Thủ tục cấp chứng thực lưu trữ

Bước 1: Độc giả có nhu cầu chứng thực lưu trữ phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu; Bước 2: Sau khi độc giả điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu chứng thực, viên chức Phòng đọc xác nhận thông tin về nguồn gốc, địa chỉ lưu trữ của tài liệu đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, gồm: Tờ số, hồ sơ số, số mục lục hồ sơ, tên phông, số chứng thực được đăng ký trong Sổ chứng thực. Các thông tin về chứng thực tài liệu được thể hiện trên Dấu chứng thực; Bước 3: Viên chức Phòng đọc điền đầy đủ các thông tin vào Dấu chứng thực đóng trên bản sao, ghi ngày, tháng, năm chứng thực, trình người đứng đầu Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh ký xác nhận và đóng dấu của Lưu trữ Lịch sử, sau đó trả bản chứng thực tài liệu cho độc giả tại Phòng đọc.

 

* Thành phần hồ sơ đối với cấp bản sao

- Phiếu yêu cầu sao tài liệu (Mẫu số 08);

- Bản lưu bản sao tài liệu

* Thành phần, số lượng hồ sơ đối với cấp chứng thực lưu trữ

- Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu (Mẫu số 09);

- Bản lưu bản chứng thực tài liệu.

 

File mẫu:

Không