Toàn trình  Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES

Ký hiệu thủ tục: 1.004815.000.00.00.H41
Lượt xem: 3675
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

a) Đối với nhóm động vật lâm sinh: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An giải quyết TTHC

b) Đối với các loài thủy sinh: Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An giải quyết TTHC

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Lâm nghiệp (NN)
Cách thức thực hiện

Nộp Hồ sơ theo một trong các cách thức sau:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An;

- Hoặc nộp trực tuyến mức độ 4 tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và không thẩm định điều kiện cơ sở nuôi

- 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và có thẩm định điều kiện cơ sở nuôi.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


- Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của CITES

- Thời hạn có hiệu lực: 3 năm kể từ ngày ban hành

Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An;

- Bước 2: Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An trả hồ sơ và hướng dẫn  cho tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức, viên chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Nghệ An tiếp nhận hồ sơ và đưa lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An, in phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân.

+ Đối với nhóm động vật lâm sinh: Chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý, bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm để xử lý hồ sơ đồng thời chuyển hồ sơ giấy về Chi cục Kiểm lâm.

+ Đối với nhóm động vật thủy sinh: Chuyển hồ sơ đến phòng Nuôi trồng thủy sản – Chi cục Thủy sản Nghệ An để xử lý hồ sơ đồng thời chuyển hồ sơ giấy về Chi cục Thủy sản Nghệ An.

Ghi chú:Người đến nộp hồ sơ phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, đối với trường hợp nộp hồ sơ hộ (thay) ngoài giấy tờ trên người nộp hồ sơ phải xuất trình giấy ủy quyền (đã được công chức hoặc chứng thực), giấy giới thiệu (đối với tổ chức).

- Bước 3:Chi cục Kiểm lâm Nghệ An tỉnh Nghệ An đối với nhóm động vật lâm sinh, Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An đối với nhóm các loại thủy sinh kiểm tra xử lý hồ sơ:

- Bước 4: Thẩm định

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm tỉnhNghệ An hoặc Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An thẩm định nội dung hồ sơ và phát văn bản xin ý kiến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, nếu:

+ Trường hợp kết quả đạt yêu cầu, Chi cục Kiểm lâm tỉnhNghệ An hoặc Chi cục Thủy sản Nghệ An cấp Giấy chứng nhận cấp mã số theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận mã số phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng thì gia hạn thêm 20 ngày

- Bước 5:Trả kết quả

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận một (01) Giấy cấp mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp, Phụ lục II, III CITES gốc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An. Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

+ Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ;

+ Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 06, tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ;

 

File mẫu:

  • Phương án nuôi động vật nguy cấp, quý, hiếm; động vật hoang dã nguy cấp Tải về In ấn
  • Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loại thực vật, động vật nguy cấp, quý hiếm; động vật thực vật hoang dã nguy cấp Tải về In ấn

1. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại

- Có phương án nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 05 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

 - Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.

- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh

2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại

a) Đối với động vật:

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;

- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

- Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên;

- Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

b) Đối với thực vật:

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;

- Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài; - Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

c) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.